6 cách sử dụng yến sào cho trẻ em, người già, phụ nữ, nam giới
Yến sào là sản phẩm được rất nhiều người chọn lựa bởi giá trị dinh dưỡng của nó đối với sức khỏe. Tuy vậy, sử dụng yến sào như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là vấn đề không phải ai cũng biết.
Đặc biệt là có thể dùng yến sào cho nhiều đối tượng nhưng liều lượng sử dụng lại hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, người dùng cần tìm hiểu thật kỹ để có cách sử dụng phù hợp nhằm đạt được giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Yến sào là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe người sử dụng
Giá trị của yến sào đối với sức khỏe
Theo nhiều tài liệu cổ, yến sào là “món ăn cung đình” chỉ dành cho vua chúa bởi nó có tác dụng tăng cường sức khỏe và trí nhớ, giúp tinh thần tỉnh táo và thông tuệ.
Bên cạnh đó, trong yến sào có chứa 31 nguyên tố đa, vi lượng bao gồm:
- Ca
- Fe
- Mn
- Br
- Cu
- Zn
Cùng 18 loại acid amin bao gồm:
- Aspartic acid
- Serine
- Tyrosine
- Phenylalanine
- Valine
Vì vậy, yến sào có tác dụng:
- Làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp.
- Giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng.
- Cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Tăng cường khả năng hoạt động thể chất và phản xạ thần kinh.
- Tăng số lượng hồng cầu.
- Giảm thời gian đông máu.
- Phục hồi các tế bào bị tổn thương.
- Chống lão hóa.
- Phục hồi sức khỏe nhanh.
- Và rất nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe con người.
Có thể nói, yến sào không chỉ chế biến được thành nhiều món ngon mà còn vô cùng có lợi cho sức khỏe và tinh thần người sử dụng. Quả không ngoa khi gọi yến sào là một món ăn “thập toàn đại bổ”.
Những đối tượng nào nên sử dụng yến sào?
Như đã nói ở trên, yến sào có công dụng vô cùng tốt vì thế rất được ưa chuộng trong việc bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe. Sau đây là các đối tượng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng yến sào.
1. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên 1
Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết có trong yến sào
Đây là độ tuổi phát triển cả về mặt chiều cao lẫn thể chất cho trẻ vì thế rất cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong tổ yến có chứa các thành phần như Amide, Cystine, Humin, Histidine, Arginine và Lysine giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện và đồng thời còn giúp ổn định hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, các nguyên tố đa, vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn,… giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ phát triển chiều cao rất tốt.
Thêm vào đó, cho trẻ ăn các món ăn từ yến sào một cách khoa học còn giúp tăng sức đề kháng để đẩy lùi các loại bệnh thông thường như cảm, ho, sốt,… và đồng thời phát triển trí não giúp trẻ năng động, thông minh hơn.
Với trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi nên cho ăn một phần nhỏ hay xay chung với sữa để bé uống.
- Tháng thứ nhất: ¼ chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ hai về sau: ¼ chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
Với trẻ từ 3 đến 10 tuổi thì liều lượng nên tăng lên một chút.
- Tháng thứ nhất: ½ chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ hai: ½ chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ ba về sau: ½ chén/ngày, dùng mỗi 3 ngày.
2. Người cao tuổi
Người cao tuổi cần sử dụng yến sào để sức khỏe dẻo dai hơn
Người cao tuổi thường có sức khỏe yếu và một số chức năng, hệ miễn dịch suy giảm cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm rất thấp. Thế nên, ăn yến sào sẽ giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe bởi trong yến chứa rất nhiều acid amin.
Ngoài ra, các khoáng chất có trong tổ yến sẽ giúp tốt cho xương, hệ thần kinh và trí nhớ. Đặc biệt nhất là sẽ giúp cho các cụ ngủ ngon hơn bởi người lớn tuổi thường hay mắc chứng khó ngủ.
Người cao tuổi nên ăn yến theo liều lượng sau:
- Tháng thứ nhất: 1 chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ hai: 1 chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 về sau: 1 chén/ngày, dùng mỗi 3 ngày.
3. Nam giới
Nhờ yến sào mà nam giới có thể “khẳng định đẳng cấp” với một nửa yêu thương của mình
Theo các nghiên cứu khoa học, Acid amin methionine có trong yến sào tạo nên cơ chế đốt cháy chất béo trong cơ thể giúp cơ bắp săn chắc hơn rất nhiều lần. Yến sào còn giúp hạn chế bệnh viêm khớp ở phái mạnh và phục hồi chức năng gan do uống nhiều chất có cồn như bia, rượu.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chất L-Arginine có trong yến sào giúp cải thiện khả năng sinh lý và chống rối loạn ham muốn. Đặc biệt là có thể dùng để hỗ trợ các chứng rối loạn sinh lý, liệt dương và lãnh cảm.
Nam giới nên sử dụng yến sào theo liều lượng sau:
- Tháng thứ nhất: 1 chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ 2: 1 chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 về sau: 1 chén/ngày, dùng mỗi 3 ngày.
4. Người trong độ tuổi lao động
Chất lượng công việc tăng lên đáng kể nhờ dùng yến sào
Như đã giới thiệu, yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, lưu thông khí huyết giúp tinh thần phấn chấn, sảng khoái.
Đồng thời, yến sào còn tốt cho các cơ quan nội tạng và ổn định chức năng gan, thận, phổi và tim.
Những người thường xuyên làm việc mệt nhọc hay dễ bị stress, áp lực nên sử dụng yến sào theo liều lượng sau:
- Tháng thứ nhất: 1 chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ 2: 1 chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
- Tháng thứ 3 về sau: 1 chén/ngày, dùng mỗi 3 ngày.
5. Phụ nữ đang mang thai
Mẹ và bé đều khỏe mạnh nhờ vào tác dụng của yến sào
Các “mẹ bầu” cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường bởi còn phải cung cấp cho bé trong bụng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường khó ăn và mắc chứng ốm nghén nên rất cực nhọc trong việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm.
Chính vì thế, yến sào là một phương pháp tối ưu dành cho người đang mang thai bởi hầu như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi đều có trong yến sào. Các acid amin, protein và khoáng chất từ yến sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ. Đồng thời, còn giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Thêm vào đó, thành phần Histidine và Crom có trong yến sào giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp người mẹ ăn ngon hơn, hạn chế ốm nghén. Chất threonine đặc biệt phù hợp với người mang thai bởi sẽ giúp làm đẹp da và giảm rạn da sau sinh.
Phụ nữ mang thai nên ăn yến sào theo liều lượng sau:
- Tháng thứ tư thai kỳ: 1 chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ năm thai kỳ đến sau khi sinh 6 tháng: 1 chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
- Sau khi sinh 7 tháng trở đi: 1 chén/ngày, dùng mỗi 3 ngày.
6. Phụ nữ từ 30-35 tuổi
Yến sào giúp giữ mãi nét thanh xuân
Thông thường phụ nữ ở độ tuổi này sẽ bắt đầu chú ý đến làn da nhiều hơn do đây là thời kỳ lão hóa da rất nhiều. Các tác nhân từ tuổi tác, áp lực cuộc sống và công việc, môi trường tác động,… tạo điều kiện cho da lão hóa nhiều hơn. Chính vì thế, yến sào là rất cần cho phụ nữ để giữ mãi nét thanh xuân.
Yến sào chứa rất nhiều Threonine là chất hình thành Elastine và Collagen sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa và tái tạo tế bào da một cách nhanh chóng từ đó có thể giữ cho làn da tươi trẻ, căng mịn và đầy sức sống.
Hơn nữa, đường tự nhiên Glucozơ không có chứa chất béo từ yến sào giúp phái đẹp dùng yến nhiều mà không làm tăng cân. Nếu dùng thường xuyên sẽ hạn chế được các vấn đề về da như mụn, tàn nhang, nám,…. Thêm vào đó, ăn yến sào còn giúp chị em thoải mái tinh thần, giảm được áp lực từ đó có thêm niềm vui trong cuộc sống.
Liều lượng mà phụ nữ từ 30-35 nên ăn:
- Hai tháng đầu tiên: 1 chén/ngày, dùng mỗi ngày.
- Tháng thứ ba về sau: 1 chén/ngày, dùng mỗi 2 ngày.
Những đối tượng không nên sử dụng yến sào
Yến sào tốt là vậy, song vẫn có những trường hợp không nên sử dụng do không phù hợp với một số thành phần có trong yến. Các đối tượng đó là:
1. Người hấp thụ kém
Tại sao người hấp thụ kém không nên ăn yến sào? Đó là bởi vì với những người này vốn dĩ không nên tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của những người này hấp thụ rất kém sẽ rất khó tiêu hóa quá nhiều thành phần có trong yến. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức dẫn đến chức năng bị suy giảm.
Đối với những người này ăn yến không giúp cơ thể tốt lên mà còn làm cho cơ thể mất sức, yếu dần đi.
2. Người đang mắc bệnh cảm hay sốt
Không nên sử dụng yến sào khi đang bị cảm hay sốt
Người bệnh cảm hay sốt thông thường cơ thể rất yếu và lúc này các cơ quan đang đào thải độc tố nên cần bổ sung những chất dễ tiêu hóa. Nếu ăn yến sào vào lúc này sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức do trong yến chứa quá nhiều chất bổ sẽ làm cho cơ thể hoạt động đào thải nhiều hơn.
Từ đó khiến bệnh nặng hơn do các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá nhiều. Ăn yến vào lúc này vừa lãng phí mà còn vừa khiến cơ thể chuyển biến xấu đi rất nhiều.
Vì vậy, tốt nhất nên khỏi hẳn bệnh hãy sử dụng yến sào để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.
3. Người đang mắc bệnh đau bụng hoặc đầy bụng
Lại một đối tượng không thể ăn yến do trong yến chứa quá nhiều chất dinh dưỡng. Những ai đang mắc bệnh như đau bụng hay đầy bụng ăn yến sào sẽ dẫn đến khó tiêu hóa khiến triệu chứng bệnh ngày một nặng hơn đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi do hệ tiêu hóa phải vận động liên tục. Nên chữa khỏi bệnh sau đó hãy dùng yến sào để bồi bổ cơ thể, đây chính là cách sử dụng yến sào khoa học và đúng đắn.
4. Người đang bị đau đầu hay ho có đờm
Đang mắc bệnh đau đầu hay ho có đờm thì không nên ăn yến sào
Đồng ý là yến sào rất bổ dưỡng nhưng trong lúc cơ thể trở nên yếu đi do bệnh tật thì cần chữa khỏi bệnh trước hãy sử dụng yến.
Bởi trong yến chứa quá nhiều thành phần, khi ăn yến vào lúc đang mắc bệnh khiến các cơ quan phải hoạt động nhiều hơn để hấp thu các chất này sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và làm bệnh nặng hơn.
Chỉ nên sử dụng yến sau khi khỏi bệnh để bồi bổ lại cơ thể sau thời gian chống chọi với bệnh tật làm mất rất nhiều sức lực.
5. Người đang mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính
Những ai đang mắc các bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu không nên dùng yến sào.
Bởi yến sào có tính bình nên nếu ăn vào lúc bị các bệnh viêm nhiễm sẽ chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nên chữa khỏi bệnh hoàn toàn rồi hãy dùng yến bởi lúc này yến sào sẽ giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể tốt hơn.
6. Trẻ em dưới 7 tháng tuổi
Không nên cho bé dưới 7 tháng tuổi sử dụng yến sào
Các bé ở độ tuổi này có cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên không thể dùng yến sào. Nếu ăn vào sẽ tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn non yếu dẫn đến việc thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.
Từ đó gây ra các bệnh khác cho cơ thể và khiến trẻ phát triển không toàn diện. Chỉ nên cho trẻ sử dụng yến khi đã đủ 12 tháng tuổi và cũng cần phải đặc biệt cẩn trọng dù ở độ tuổi nào vì các chức năng trong cơ thể của trẻ vẫn chưa được mạnh mẽ như người lớn.
7. Người suy dương, tiểu trong
Nguyên nhân là những người này có dấu hiệu của việc hấp thụ kém nên nếu dùng yến sào sẽ không dung nạp được rất nhiều chất dinh dưỡng có trong yến.
Như vậy, vừa tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa vừa gây lãng phí, mệt mỏi cho cơ thể bởi các cơ quan hoạt động quá sức đồng thời còn khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Nên sử dụng yến theo đúng liều lượng và đối tượng
Nói tóm lại, mặc dù yến sào là món ăn rất tốt và bổ dưỡng nhưng người sử dụng cũng cần biết cách dùng yến thật đúng đắn và hợp lý để công dụng của yến được phát huy ở mức tối đa cũng như không gây hại cho cơ thể.
Thông qua bài viết này, Thượng Yến hy vọng có thể giúp độc giả có thêm kiến thức và kinh nghiệm về cách thức sử dụng yến sào sao cho đúng với liều lượng và đối tượng để có thể bồi bổ và gia tăng sức khỏe cho cơ thể một cách đúng đắn và khoa học.
>> Xem ngay những chương trình ưu đãi mới nhất dành cho cho sản phẩm tổ yến để nhận được những ưu đãi SIÊU HOT dành riêng cho 10 khách hàng may mắn nhất trong tháng nhé!
ThuongYen.com
The post 6 cách sử dụng yến sào cho trẻ em, người già, phụ nữ, nam giới appeared first on Thượng Yến.
Nhận xét
Đăng nhận xét