21 kiến thức mang thai lần đầu: Từ dấu hiệu đến viện phí
Không chỉ chị em phụ nữ mới quan tâm đến cẩm nang từ A-Z cho mẹ mang thai lần đầu mà hiện nay các ông bố trẻ cũng tìm kiếm những kinh nghiệm đón con thơ chào đời một cách trọn vẹn nhất.
Đã là phụ nữ, thiêng chức cao cả nhất là được làm mẹ, 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau là cả một quá trình. Sau đó chăm con khôn lớn từng ngày, nỗi vất vả ấy chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể làm được.
Để mẹ trẻ không còn bỡ ngỡ, từ những việc nhỏ nhất. Hôm nay, mình sẽ dành một ít thời gian chia sẻ kinh nghiệm của người mẹ từng trải và có cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên gia đình.
1. Dấu hiệu nhận biết mẹ có thai
Không có cái lần đầu nào mà mọi thứ trọn vẹn, điều này quả thật không sai, hầu hết các mẹ đều lúng túng khi ngày đèn đỏ biến mất. Mua que thử thai sẽ giúp mẹ biết có đang đón chào sinh linh bé bỏng trong bụng hay không. Bên cạnh đó, nếu mẹ có những dấu hiệu dưới đây thì khả năng mang thai khá cao:
- Mệt mỏi, đau đầu
- Thân nhiệt tăng lên và căng tức ngực
- Chóng mặt
- Nhạy cảm với mùi lạ và ăn uống bị rối loạn
- Buồn nôn và nôn
- Thay đổi tâm trạng
- Đi tiểu nhiều lần
- Bị trễ kinh nguyệt
Những điều mẹ cần làm khi biết mình mang thai
2. Bổ sung vitamin cần thiết
Cơ thể người phụ nữ khi mang thai có nhu cầu cần nhiều loại vitamin với hàm lượng tăng lên và cần bổ sung tăng cường thông qua chế độ ăn hàng ngày và các viên uống tổng hợp có nguồn gốc uy tín, được bác sĩ khuyên dùng.
Một số vitamin quan trọng trong thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung như: Vitamin B9 (Axit folic), vitamin B12, vitamin B1, vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B6 (Pyridoxin), vitamin D, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Tất cả những loại vitamin này đều góp phần phát triển cho mẹ bầu và thai nhi
3. Kiểm tra bảo hiểm sức khoẻ
Việc chuẩn bị bảo hiểm sức khỏe rất cần thiết, nó giúp mẹ tiết kiệm được khoảng chi phí đáng kể khi chăm sóc thai kì, chi phí phát sinh đi kèm cùng những khoản chăm sóc khác xuyên suốt quá trình mang thai và sanh.
Nếu chưa có một kế hoạch cụ thể về bảo hiểm thì hãy liên hệ với một công ty uy tín về lĩnh vực này để nhận được lời khuyên tư vấn giải pháp tối ưu nhất.
4. Lựa chọn một nơi để thăm khám
Muốn bé chào đời bằng cả sự trọn vẹn nhất, bố mẹ cần tìm một bác sĩ riêng trong suốt quá trình mang thai hoặc tìm đến những bệnh viện uy tín để thăm khám theo chu kỳ.
Nếu mẹ còn bỡ ngỡ thì hãy tìm hiểu thông tin qua bạn bè, người thân từ đó lựa chọn nơi thích hợp nhất, gần với nơi ở, thuộc danh sách bảo hiểm mẹ đăng ký.
Khi trễ kinh một tuần, hoặc khi thử que hai vạch các chị em hãy đến bệnh viện để khám ngay. Có nhiều người biết có thai nhưng cố đợi đến hai ba tháng mới đi khám.
Điều đó hoàn toàn không nên. Rất cần phải khám thai sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung hoặc các trường hợp xấu khác. Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
*Từ tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
*Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy.
Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
*Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này.
Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.
Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đau đầu khi mang thai, chảy máu âm đạo… là các căn bệnh rất nguy hiểm với sức khỏe của chị em nếu không được phát hiện kịp thời.
Vì vậy, các chị em hãy lên lịch khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để phát hiện sớm bệnh nếu mắc. Ngoài ra, chị em cũng nên cập nhật lịch tiêm phòng khi mang thai, trong đó có tiêm phòng cúm và uốn ván là 2 mũi tiêm quan trọng với bà bầu.
5. Tiêm vắc xin rất quan trọng
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ.
- Tiêm vắc xin khi mang thai:
Vắcxin viêm gan B: Không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Vắc xin viêm gan A: Nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
Vắcxin phòng cúm: Nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: Nên tiêm từ tuần 27–36.
Vắc-xin viêm màng não.
- Một số vắc xin không nên tiêm:
Vắc xin cúm LAIV.
Vắc xin ngừa HPV.
Văc xin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella.
Vắc xin bại liệt (IPV).
6. Cần có chế độ ăn uống khoa học
Tốt hơn hết mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, từ đó tuân thủ ăn uống những thực phẩm tốt và kiêng cử những thực phẩm xấu gây hại cho sức khỏe, thai nhi.
Mẹ cần tránh hút thuốc, uống bia rượu, caffeine, các thực phẩm không an toàn và thay vào đó là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mẹ và bé.
Dưới đây là những dưỡng chất bà bầu cần bổ sung trong quá trình mang thai là:
Tên dưỡng chất | Vai trò | Nguồn thực phẩm |
Protein | Phát triển tế bào | Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu… |
Carbohydrates | Sản xuất năng lượng | Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì, trái cây, các loại rau |
Canxi | Cấu tạo xương và răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh | Sữa, phô mai, sữa chua, cá trích, cá hồi nguyên xương, rau dền… |
Sắt | Cấu tạo tế bào màu đỏ | Thịt nạc đỏ, rau dền, ngũ cốc, hạt bí đỏ, bơ đậu phộng, hào |
Vitamin A | Cải thiện tầm nhìn, cho làn da khỏe, phát triển xương | Cà rốt, khoai lang, các loại rau lá xanh thẫm |
Vitamin C | Làm răng lợi khỏe, hỗ trợ cho việc tiêu hóa chất sắt | Các loại quả thuộc họ cam chanh, khoai tây, súp lơ xanh |
Vitamin B6 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, giúp chuyển hóa tốt chất đạm, chất béo và carbohydrates | Thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, chuối |
Vitamin B12 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, duy trì hoạt động của hệ thần kinh | Thịt, cá, gia cầm, sữa (Nếu ăn chay mà không uống sữa, bạn cần uống bổ sung vitamin B12) |
Vitamin D | Cho răng và xương khỏe, hỗ trợ hấp thụ canxi | Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì và ánh nắng mặt trời |
Axít Folic | Giúp sản xuất máu và protein, hỗ trợ chức năng của các enzyme, phòng dị tật thai nhi | Rau lá xanh, các loại quả màu vàng sậm, đậu, đậu hà lan, các loạt hạt |
Chất béo | Dự trữ năng lượng cho cơ thể | Thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật (Chất béo chỉ nên chiếm tối đa là 30% lượng năng lượng hấp thu mỗi ngày) |
Bổ sung dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai là điều cần thiết đối với mẹ bầu và sự phát triển của mẹ. Gợi ý hay là mẹ bầu nên bổ sung yến sào cho cơ thể, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách, không nên dùng trong thời gian thai nghén và không ăn quá 3g một ngày.
Theo kinh nghiệm dùng yến sào từ khách hàng của THƯỢNG YẾN cũng như được bác sĩ chuyên khoa tư vấn thì mỗi giai đoạn trong thời kì mang thai chúng ta có chế độ bổ sung yến sào khác nhau, cụ thể như sau:
+ Ở giai đoạn đầu khoảng tháng thứ 4 thì mỗi ngày nên ăn một chén nhỏ yến. Khi tới tháng thứ 4 và thứ 3 thì giảm còn 2 ngày ăn một chén. Và mỗi lần sử dụng khoảng 100g yến thôi nha.
+ Kể từ tháng thứ 7 trở đi thì các mẹ nên tách ra 3 ngày ăn 1 chén. Theo kinh nghiệm từ thực tế, sau khi mang thai tốt nhất nên ăn yến vào buổi sáng hoặc tối sau khi ăn để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ yến một cách tốt nhất.
Yến sào trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các mẹ nên chọn nơi uy tín. Chị em nên tham khảo ngay website: https://thuongyen.com/ để dùng trong suốt thời gian mang thai và phục hồi sức khỏe sau sinh nhé.
Trong 3 tháng đầu, các chị em sẽ đối mặt với những cơn ốm nghén hành hạ. Để khắc phục tình trạng này, các chị em nên áp dụng phương pháp sau:
Tránh để bụng rỗng: nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Một điều rất quan trọng nữa là trong thời gian mang thai các chị em nên tránh rượu, chất kích thích, các loại cá chứa nhiều thủy ngân, sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng vì chúng có chứa vi khuẩn Listeria không tốt cho bào thai.
Bên cạnh đó, thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp là những thực phẩm mẹ bầu cũng nên tránh xa vì chúng chứa nhiều natri không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn các thực phẩm tái sống, thực phẩm dọa sảy thai như rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh… thực phẩm chứa nhiều phụ gia cùng các chất đường béo.
7. Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết
Các bà mẹ nên tập thể dục hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Quá trình sinh con đòi hỏi rất nhiều năng lượng.
Chỉ có một cơ thể khỏe mạnh mới vượt qua quá trình đó thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.
8. Nhờ bác sĩ tư vấn những loại thuốc đang sử dụng
Khi mang thai, phần lớn các loại thuốc thường được bác sĩ khuyên không nên dùng, trừ trường hợp dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo đúng liều lượng, thời gian.
Bên cạnh đó, nếu mẹ đang dùng các loại viên uống vitamin hay thảo dược, thực phẩm chức năng nào đó thì cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ.
9. Nên sắm đồ lót mới khi mang thai
Ngực, cơ thể của mẹ bắt đầu thay đổi từng ngày, do đó đồ lót cũ không còn thích hợp. Vì vậy, mẹ hãy chọn những sản phẩm áo lót được làm từ chất liệu cotton và co giãn.
10. Lưu ý khi quan hệ lúc mang thai
Nhu cầu sinh lý khi mẹ mang thai là vấn đề nhức nhói gây tranh cãi, nhiều gia đình vì chuyện này mà hạnh phúc vỡ tan khi chồng ăn vụng bên ngoài.
Thông thường, ở thời kì đầu của thai nhi mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng bất ổn, kiệt sức vì ốm nghén nên chuyện đó không ham muốn.
Vì vậy, đã là chồng thì mình khuyên các anh hãy yêu thương vợ nhiều hơn, thông cảm và cùng nhau vượt qua trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy bình thường khi mang thai thì không có bất kỳ cản trở nào trong chuyện quan hệ vợ chồng, và mẹ hãy yên tâm vì sẽ không thể nào ảnh hưởng tới bé.
Con thơ của bạn đã được bảo vệ bởi một lượng nước ối và thành tử cung nên có thể tránh những tác động từ bên ngoài.
11. Du lịch khi mang bầu
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi du lịch không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khách hàng mang thai sau 36 tuần.
Nếu bạn kiên quyết đi, hãy hỏi bác sĩ về những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có những vấn đề sau thì nên tránh đi du lịch:
- Từng bị sảy thai
- Mang đa thai
- Huyết áp cao
- Tử cung bất thường
- Tiểu đường thai kỳ
- Cổ tử cung bất thường
- Bong huyết trong thai kỳ
- Đã từng bị tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung.
- Đa số các bác sĩ sẽ cho phép bạn đi du lịch nếu bạn đang ở trong giai đoạn giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn cuối thì nên tránh.
12. Cần lên kế hoạch chi tiêu cho em bé khi mang thai lần đầu
Thông thường, việc này nhiều mẹ vô cùng lúng túng và không biết nên bắt đầu từ đâu. Ngay khi biết mình mang thai, mẹ hãy cùng bố bắt đầu nghĩ về những khoản chi tiêu sẽ phải dành cho bé khi ra đời.
Mọi thứ luôn trong tư thế sẵn sàng như quần áo, thực phẩm, tã sữa, đồ chơi…
Tốt hơn hết mẹ nên lập một kế hoạch tài chính và kê ra những thứ em bé cần theo từng chu kì để bắt đầu tiết kiệm dần từ giai đoạn đầu mang thai để không phải bấp bênh về tài chính.
13. Tìm hiểu một số bệnh viện để sinh
Sẵn tiện đây, mình chia sẻ thêm danh sách các bệnh viện được đánh giá tốt, mẹ bầu nên tham khảo
Top 7 bệnh viện tốt để sinh con ở Hà Nội
1. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
3. Bệnh viện phụ sản Trung Ương
4. Bệnh viện Việt Pháp
5. Bệnh viện phụ sản Hà Nội
6. Khoa sản bệnh viện Bạch Mai (khu Việt Nhật)
7. Bệnh viện đa khoa Hồng ngọc
Top 5 bệnh viện tốt để sinh con ở thành phố Hồ Chí Minh
1. Bệnh Viện Từ Dũ
2. Bệnh Viện Phụ Sản MêKông
3. Bệnh Viện Hùng Vương
4. Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn
5. Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc
Top 5 bệnh viện tốt để sinh con ở Đà Nẵng
1. Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
2. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
3. Bệnh viện Đa khoa Gia Đình-Family
4. Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng
5. Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng
Chi phí khi sinh đẻ mẹ cần biết
Có 2 loại chi phí cho cả mổ và chi phí nằm viện. Dưới đây là tổng hợp chi phí ở viện tại một số bệnh viện mẹ nên tham khảo:
14. Đối với chi phí khi sinh đẻ
Ở các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh thì mức sinh thường: 1-2 triệu đồng; sinh mổ: 3-4 triệu đồng.
Ở bệnh viện Từ Dũ: sinh thường khoảng 3 triệu đồng và sinh mổ từ 4 – 5 triệu đồng.
Ở bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, chi phí sinh thường khoảng 5 triệu đồng; sinh mổ từ 13 -15 triệu đồng.
Ở bệnh viện Việt – Pháp thì bao gồm hai gói cho bạn lựa chọn:
Gói thứ nhất: Đối với thai sản trọn gói chăm sóc thai sản từ tuần thứ 12 cho đến khi sinh thì khi sinh thường: 35 – 42 triệu đồng và sinh mổ: 55 – 60 triệu đồng.
Gói thứ 2: Chi phí sinh trọn gói thăm khám thai sản từ tuần thứ 32 cho đến sinh là: Đối với sinh thường: 29 -35 triệu đồng, sinh mổ: 50 -53 triệu đồng.
Ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì sinh thường: 1-3 triệu đồng còn phí sinh mổ: 4-5 triệu đồng.
Ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương chi phí sinh thường: 1-3 triệu đồng và sinh mổ: 4-5 triệu đồng.
Tại bệnh viện Đại học Y có mức phí sinh thường 5 – 10 triệu đồng, sinh mổ : 12 – 15 triệu đồng.
Còn ở bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc thì sinh thường từ 30 -40 triệu và chi phí sinh mổ từ: 50 -60 triệu đồng.
15. Đối với khoản chi phí khi nằm viện
Tùy theo mẹ chọn phòng thường hay dịch vụ mà có chi phí khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ cần chuẩn bị thêm chi phí phát sinh như để nằm phục hồi sau sinh, tùy theo thể trạng của từng mẹ mà bác sĩ cho xuất viện sớm hay muộn.
Đối với những mẹ sinh thường thì thời gian nằm viện kéo dài từ 2-3 ngày trong khi sinh mổ khoảng từ 5-7 ngày. Khoản phí thuê giường thường từ 100 -200 nghìn đồng, từ 300 -500 nghìn đồng/ giường dịch vụ. Nếu có điều kiện hơn thì chị em có thể chọn cho mình một phòng vip với giá từ 700 – 1 triệu đồng/ giường.
Bên cạnh đó thì bạn cần chuẩn bị một khoản kinh phí khá khá cho việc mua sữa cho mẹ và bé, mua cơm, cháo, nước sôi… chẳng hạn.
Bên cạnh đó, mẹ cần phải làm những vấn đề này trong cả ba giai đoạn thai kì:
+Uống nước nhiều
+Nghĩ ngơi nhiều hơn
+Tập thư giãn cơ thể.
+Có thời gian thì nên tham gia các lớp thư giãn cho mẹ bầu.
+Nên đi bộ ngắn từ 15-20 phút mỗi ngày.
+Kiểm tra cân nặng để không vượt quá số cân quy định.
+Hãy viết nhật ký, việc làm này sẽ giúp mẹ ghi nhớ lại từng khoảnh khoắc và là món quà sau này cho con yêu.
16. Tìm hiểu về cách nuôi dạy con
Nuôi dạy con có thể rất đơn giản với người này, nhưng lại khó với người khác. Do đó, hãy tâm sự với bác sĩ, bạn bè, người thân hoặc đọc một số sách để trang bị một số kiến thức về cách chăm sóc bé.
Một số lưu ý cho mẹ mang thai lần đầu
Với những mẹ mang thai lần đầu, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong quá trình mang thai sau để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mình:
- Các chị em cần tránh cảm cúm hoặc ốm đau nặng phải uống nhiều thuốc và tiêm nhiều kháng sinh. Nếu bị cảm, hãy dùng các liệu pháp tự nhiên, chẳng hạn như lấy khăn ẩm ướt đắp quanh vùng trán, ăn một chút cháo gà, vì trong gà có chứa nhiều chất kháng khuẩn. Hoặc cũng có thể ăn uống nhiều thực phẩm cam, chanh, bưởi.
- Đặc biệt không được tự tiện uống thuốc, dù là bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi chỉ cần uống 1 viên thuốc cũng có thể gây hại cho thai nhi, khiến bé có nguy cơ khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh rất cao.
- Nắm rõ những điều cần tránh khi mang thai như đi giày cao gót, xoa bóp bụng, vận động mạnh, làm việc quá sức… Những việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến sảy thai, động thai và sinh non.
- Rạn da sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, để chăm sóc tốt nhất cho làn da của mình, ngay từ tháng thứ 4, các chị em có thể dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo làn da không bị rạn nứt, thâm đen khi mang thai nhé.
- Các chị em cũng cần học hỏi và tham khảo các kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cả mẹ và con; cách cho bé bú sữa mẹ, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng rốn, viêm mắt sơ sinh… Những kiến thức này sẽ giúp ích cho các chị em rất nhiều trong việc chăm sóc bé sau sinh, để các chị em luôn tự tin và lạc quan trước mọi điều sắp tới.
Mong rằng với cẩm nang từ A-Z cho mẹ mang thai lần đầu mà bản thân mình chia sẻ trên sẽ là kinh nghiệm quý báu cho những ông bố, bà mẹ sắp sửa chào đón con yêu ra đời. Mang thai là một hành trình khá dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và nắm bắt những kiến thức thông thái. Việc chuẩn bị từ sớm sẽ giúp mẹ bớt bỡ ngỡ và có những bước đệm vững chắc chuẩn bị để mẹ tròn con vuông.
The post 21 kiến thức mang thai lần đầu: Từ dấu hiệu đến viện phí appeared first on Thượng Yến.
Nhận xét
Đăng nhận xét