Con người có tàn độc khi khai thác yến sào?
Con người ngày nay ngày càng chú trọng hơn vào vấn đề sức khỏe. Chính vì thế, nhu cầu về các thực phẩm dinh dưỡng ngày càng tăng cao. Và yến sào là một trong số đó. Tuy nhiên, có rất nhiều người lên án và coi đó là hành vi tàn độc, họ cho rằng ăn yến sào là tiếp tay cho hành vi phá hoại của người khai thác yến sào. Sự thật có đúng là vậy không? Cùng Thượng Yến tìm hiểu nhé.
Khai thác yến sào là độc ác?
Nhiều người tin rằng, con người thật tàn nhẫn và độc ác khi khai thác yến sào và tin vào những lời truyền miệng dưới đây:
- Để lấy được tổ yến, người khai thác yến sẽ vứt trứng hay chim yến non xuống biển.
- Chim yến chỉ xây tổ một lần duy nhất trong đời. Nếu bị lấy mất tổ, chúng sẽ không sống được.
- Người khai thác yến sào sẽ chừa lại một phần tổ. Mục đích là buộc chim yến khạc ra máu để xây lại phần tổ bị thiếu. Và cuối cùng họ sẽ thu được huyết yến. Huyết yến là loại yến sào có giá trị cao nhất.
- Nếu người khai thác lấy hết tổ, chim mẹ quay trở về, đau đớn khi tới cơn chuyển dạ mà không còn tổ sinh con; chúng sẽ tuyệt vọng mà đâm đầu vào vách đá. Chim bố cũng tự tử theo, hoặc sống cô độc suốt đời.
Những suy nghĩ trên đã khiến cho nhiều người thấy xót xa và ân hận. Họ cho rằng mình thật độc ác khi sử dụng tổ yến như một thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, đó chỉ là những suy nghĩ thiển cận, sự tưởng tượng thái quá. Họ hoàn toàn không biết rõ những tập tính của loài yến. Thực sự là quá trình khai thác yến không tàn nhẫn như nhiều người vẫn nghĩ.
Sự thực về quá trình khai thác yến sào?
- Mùa khai thác yến sào là sau khi chim non đã lớn. Lúc này, chúng đã có thể tự bay đi kiếm thức ăn. Chim non đã có thể tự mình tồn tại. Do đó, bạn đừng lo lắng sẽ có chuyện vứt bỏ chim non hay trứng chim yến nhé.
- Tới mùa sinh sản mới, chim yến sẽ xây dựng một tổ khác. Tổ mới sẽ được xây chồng lên trên tổ cũ. Do vậy, việc lấy tổ yến cũng không ảnh hưởng lắm đến đời sống của chúng. Cho nên, chim yến không sống được vì mất tổ là suy nghĩ sai lầm.
- Huyết yến hình thành là do quá trình lên men tổ yến một cách tự nhiên. Do đó, việc chim yến khạc ra máu tạo huyết yến là hoàn toàn sai sự thật. Cũng không có chuyện chừa một phần tổ cho chim yến khạc máu xây lại.
- Chim yến mẹ sẽ đẻ nhờ tổ hàng xóm nếu chẳng may bị mất tổ; chứ chúng sẽ không đâm vào vào vách đá mà chết. Ngoài ra, chim yến sống chung thủy nếu bạn đời của chúng vẫn còn. Nếu bạn đời chết đi, chúng sẽ kết đôi với một con khác. Cho nên sẽ không có chuyện chim đực đâm đầu chết theo.
Qua những giải đáp ở trên, chắc bạn đã biết được việc khai thác hoàn toàn chẳng ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của loài yến. Và sử dụng yến sào như thực phẩm bổ dưỡng cũng là bình thường. Hãy tham khảo thêm quy trình khai thác và chế biến yến sào Thượng Yến để yên tâm hơn khi chọn mua, chế biến yến sào thành các món ăn ngon, giàu dinh dưỡng cho cả nhà nhé.
The post Con người có tàn độc khi khai thác yến sào? appeared first on Thượng Yến.
Nhận xét
Đăng nhận xét